Nợ xấu có đáo hạn ngân hàng được không? 3 lưu ý bạn cần biết
20/02/2023
“Nợ xấu có đáo hạn ngân hàng được không?” là nỗi lo lắng rất lớn đối với những khách hàng bị áp lực trả nợ nhưng chưa có đủ tài chính.
Trong bài viết này, Banker247 sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết thắc mắc trên.
Nợ xấu có đáo hạn ngân hàng được không?
Nợ xấu có thể vay đáo hạn được không? Câu trả lời là: Có, miễn là bạn có thể chứng minh được với đơn vị đáo hạn là có thể vay tiếp tại ngân hàng.
Bản chất của việc đáo hạn là Vay tiền ở nơi khác để trả nợ ngân hàng. Vì thế, các công ty nhận đáo hạn chỉ cần quan tâm bạn có thể vay tiếp hay không để có tiền trả lại cho đơn vị đáo hạn.
Không thể phủ nhận, nợ xấu vay lại ngân hàng rất khó khăn. Tuy nhiên, với hình thức vay thế chấp, bạn vẫn hoàn toàn có thể vay được tiền tại ngân hàng bất chấp lịch sử tín dụng xấu. Điều này là bởi, khi có tài sản đảm bảo, ngân hàng đã có “thứ để làm tin” để yên tâm cho bạn vay vốn.
Nếu bạn đang gặp nợ xấu và đang gặp khó khăn trong việc vay tiền đáo hạn ngân hàng, hãy liên hệ với Banker247. Chúng tôi là tổ chức có sự tham gia của Lãnh đạo cấp cao của các Ngân hàng, sẽ tư vấn cho bạn cách giải quyết nợ theo hướng có lợi cho bạn nhất.
Hotline 24/7: 08.49.66.68.68 | Chat Zalo |
Đã bị nợ xấu ngân hàng mà không trả có sao không?
Nếu đang bị nợ xấu, tốt nhất là bạn nên trả nợ càng sớm càng tốt. Bởi vì điều này sẽ khiến “lãi mẹ đẻ lãi con”, dễ bị tịch thu tài sản. Đồng thời, chúng còn ảnh hưởng tới khả năng vay vốn của bạn sau này, lớn hơn là nguy cơ dính dáng đến pháp luật.
Trong trường hợp đang bị nợ xấu, có khả năng trả tiền nhưng không trả cho ngân hàng thì bên vay tiền có thể phạm Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, cụ thể như sau:
Điều 175: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
- Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
- a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
- b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
- a) Có tổ chức;
- b) Có tính chất chuyên nghiệp;
- c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
- d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
- e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- g) Tái phạm nguy hiểm.
- Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
- Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Theo quy định trên, nếu trốn nợ, cố tình không trả tiền ngân hàng, người vay có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với mức phạt nhẹ nhất là cải tạo không giam giữ đến 03 năm, nặng hơn là phạt tù có thời hạn đến 20 năm.
Lưu ý khi đáo hạn ngân hàng cho người đã bị nợ xấu, nợ quá hạn
Đáo hạn ngân hàng là “phao cứu sinh” giúp những người bị nợ xấu tránh khỏi nguy cơ tịch thu tài sản. Tuy vậy, khi đi đáo hạn bạn cũng cần phải lưu ý những điều sau để có lợi nhất cho bản thân mình:
- Tránh vay nóng bên ngoài xã hội. Đây là hình thức vay lãi rất cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm cho người vay và người thân xung quanh.
- Thay vào đó, tìm đến những công ty cho vay đáo hạn uy tín như Banker247, bạn sẽ có mức phí thấp hơn rất nhiều, chỉ khoảng từ xx% – yy% tùy theo khoản vay mà thôi.
- Trả nợ càng sớm càng tốt, nợ xấu càng lâu gây ra tiền lãi càng nhiều khiến bạn gia tăng rủi ro mất tài sản thế chấp, thậm chí là vướng vào vòng lao lý.
Trên đây là toàn bộ thông tin cho câu hỏi “Nợ xấu có đáo hạn ngân hàng được không?”. Một khi đã bị Nợ xấu, bạn nên tìm các đơn vị đáo hạn uy tín để trả nợ càng sớm càng tốt để tránh mọi rủi ro khó lường sau này. Chúc bạn sớm ổn định tài chính!
Tags: Nợ xấu có đáo hạn ngân hàng được không
Các bài viết cùng chuyên mục
Vợ nợ xấu chồng có vay ngân hàng được không? Thông tin mới nhất
Bạn đang có nhu cầu vay vốn để giải quyết nhu cầu cá nhân nhưng lại băn khoăn vì vợ...
Lãi suất vay đáo hạn ngân hàng mới nhất đầy đủ các ngân hàng
Bạn đang vay vốn nhưng gần tới ngày trả nợ nhưng chưa chuẩn bị được đủ tiền? Bạn lo lắng...
Vợ nợ xấu chồng có vay ngân hàng được không? Thông tin mới nhất
Bạn đang có nhu cầu vay vốn để giải quyết nhu cầu cá nhân nhưng lại băn khoăn vì vợ...Lãi suất vay đáo hạn ngân hàng mới nhất đầy đủ các ngân hàng
Bạn đang vay vốn nhưng gần tới ngày trả nợ nhưng chưa chuẩn bị được đủ tiền? Bạn lo lắng...Chúng tôi sẵn sàng
hỗ trợ 24/7
-
Dịch vụ chăm sóc khách hàng trực
08.49.66.68.68
tuyến của Banker 247 -
Quý khách có thể liên hệ
với chúng tôi qua
Đăng ký để được tư vấn nhanh nhất