Banker 247 tư vấn nhanh: 4 khó khăn khi đi vay tiền ngân hàng

27/10/2021

5

Hiện nay, việc vay vốn ngân hàng là một hình thức khá phổ biến nhằm giải quyết các vấn đề kinh doanh hay chi tiêu cá nhân.

Song với đó, vẫn tồn tại một số khó khăn khi đi vay tiền ngân hàng. Đâu là nguyên nhân lý giải việc tiếp cận vay tiền ngân hàng còn khó khăn đó?

Vậy, để có cái nhìn rõ ràng hơn về những nguyên nhân dẫn đến khó khăn gặp phải khi đi vay tiền ngân hàng, hãy cùng Banker 247 tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây nhé!

I. Các nguyên nhân dẫn đến việc khó khăn khi đi vay ngân hàng

techcombank vay

Chúng ta cùng điểm qua một vài nguyên nhân như: có lịch sử nợ xấu, phương án kinh doanh không khả thi, các chỉ số tài chính của doanh nghiệp không tốt, không có nguồn thu nhập ổn định, nhà diện tích nhỏ, hẻm nhỏ… 

1. Do có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng

Nợ xấu tại các tổ chức tín dụng là vì trước đây rất nhiều khách hàng coi nhẹ những ý kiến nhắc nhở đóng tiền đúng hạn từ phía ngân hàng, họ cho rằng việc gặp khó khăn dẫn tới không đóng tiền đúng hạn là chuyện bình thường.

Mặc dù khách hàng hoặc doanh nghiệp vẫn còn tiền nhưng họ lại ưu tiên những khoản tiền chi tiêu khác hơn là việc thanh toán nợ cho ngân hàng đúng hạn. Đó có thể là việc đến hạn trả lương cho nhân viên, thanh toán bảo hiểm, chi tiêu đột xuất cho du lịch nghỉ mát.

Mặc dù việc thanh toán nợ chậm cho ngân hàng cũng không khiến khách hàng gặp ngay các phản ứng tức thì như đòi nợ gấp, bị giục nợ, tuy nhiên sẽ ảnh hưởng đến lịch sử nợ xấu được cập nhật trên thông tin CIC.

Nếu một khoản vay bị thanh toán chậm quá 90 ngày thì khoản vay sẽ lập tức bị điều chỉnh thành khoản nợ xấu cho dù đó là 1 đồng tiền lãi.

ngan hang vpbank

Một trong những tiêu chí quan trọng để xét duyệt hồ sơ tín dụng tại các ngân hàng hiện nay đều quan tâm tới lịch sử nợ xấu ở thông tin CIC. Nếu khách hàng có lịch sử trả nợ xấu thì chắc chắn sẽ bị từ chối ngay cấp tín dụng.

Vì vậy, việc trả nợ đúng hạn cho ngân hàng là việc không thể xem nhẹ.

Nếu khách hàng cá nhân hoặc doanh nghiệp không dư thừa tiền mặt hoặc bắt đầu khó khăn trong vấn đề tài chính thì cần giải quyết bài toán này trước, đó là ưu tiên, xem xét khoản nào cần thanh toán trước còn những khoản nào kém quan trọng có thể thanh toán sau.

Còn trường hợp nếu đã khó khăn về tài chính thì phải chấp nhận. 

Lưu ý khi khách hàng bị nợ xấu cũng giống như bị tiền án, sẽ được lưu lại 5 năm trên trung tâm thông tin lưu trữ tín dụng quốc gia vì vậy rất khó để các ngân hàng chấp nhân cho vay.

2. Phương án kinh doanh không khả thi

mv1

Vấn đề gặp phải ở đây, thường là do các doanh nghiệp nhỏ vừa có nguồn nhân lực ít, cho nên không có điều kiện để xây dựng đội ngũ hoạch định chiến lược, lập báo cáo nghiên cứu trước khi quyết định đầu tư.

Hơn thế, hầu hết mọi quyết định và ý tưởng kinh doanh được đưa ra bởi người lãnh đạo cao nhất hoặc người lãnh đạo duy nhất ở doanh nghiệp.

Vì vậy, sẽ gặp vấn đề hạn chế từ khía cạnh quan điểm và ý kiến cá nhân, rồi đến lúc triển khai để thực hiện ý tưởng thì nghiệp dư, không có kế hoạch tài chính dài hạn, không được đầu tư nghiên cứu bài bản, không thực hiện khảo sát, thử nghiệm trên thị trường.

Do nhân sự bên ngân hàng đã có một quá trình thâm nhập vào thị trường tài chính, nắm được và hiểu về nền kinh tế, nên các phương án kinh doanh không hợp lí, không khả thi hoặc không đúng bản chất sẽ không được sự đồng tình bên bộ phận xét duyệt hồ sơ.

Ngân hàng nhận thấy được khả năng phát sinh rủi ro nên sẽ từ chối hồ sơ vay vốn của khách hàng.

3. Các chỉ số tài chính của doanh nghiệp không tốt

vay the chap ngan hang

Đối với việc thẩm định doanh nghiệp thì việc thẩm định báo cáo tài chính của doanh nghiệp cũng rất quan trọng.

Từ báo cáo tài chính có thể đưa ra được các chỉ số cơ bản như chỉ số thanh toán nhanh, chỉ số thanh toán hiện hành, chỉ số dòng tiền hoạt động, các chỉ số vòng quay vốn lưu động, vòng quay các khoản phải trả, các khoản phải thu, hàng tồn kho, chỉ tiêu đòn bẩy tài chính

Đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tốt thì các chỉ số tài chính sẽ nằm trong khoảng giới hạn an toàn tài chính, cùng lắm thì chỉ có một hoặc hai chỉ số không đạt do đặc thù của hoạt động kinh doanh.

4. Số liệu tài chính không rõ ràng minh bạch

Nhiều doanh nghiệp lại báo cáo tài chính rất kém, không đầy đủ hoặc trốn thuế không khai báo doanh thu phát sinh.

Các nguyên tắc tài chính không theo chuẩn khoa học mà theo cảm tính của chủ doanh nghiệp, chẳng hạn như không cân đối lượng hàng tồn kho để dư thừa quá nhiều gây lãng phí nguồn lực, hay vay mượn quá nhiều ảnh hưởng tới cân bằng tài chính của doanh nghiệp.

Vì thế cho dù ngân hàng rất muốn cho vay nhưng báo cáo tài chính lại không chứng minh được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

thu nhap ca nhan

Thêm nữa, điển hình như các doanh nghiệp về ăn uống, dịch vụ, hàng tiêu dùng… có đến hai hệ thống báo cáo tài chính bao gồm báo cáo nội bộ và báo cáo tài chính nộp thuế. Số liệu doanh thu lợi nhuận trên báo cáo tài chính nộp thuế rất nhỏ so với báo cáo tài chính nội bộ.

Các khoản doanh thu phát sinh không được xuất hóa đơn nên không được ghi nhận là doanh thu hợp lệ.

Một trường hợp phổ biến nữa là báo cáo tài chính của doanh nghiệp đều không được kiểm toán. Đây là một bài toán cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp nhỏ.

Do vậy chất lượng báo cáo tài chính chưa được kiểm chứng, không đủ độ tin cậy nên cũng là nguyên nhân gây khó khăn, thiếu căn cứ để phê duyệt cho vay.

20

Các nguyên nhân trên đây là một số lý do chính khiến các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn khi vay tiền ngân hàng. Đây cũng vừa là nguyên nhân khách quan, cũng vừa là nguyên nhân chủ quan.

Trước hết các doanh nghiệp cần chủ động minh bạch báo cáo tài chính theo hướng sát thực hơn với tình hình kinh doanh để các số liệu kinh doanh thật sự thuyết phục bất cứ đối tác nào trong đó có ngân hàng. 

II. Nợ xấu và những thông tin bạn cần biết

1. Nợ xấu ngân hàng có sao không?

  • Bị cấm xuất cảnh sang nước ngoài, nếu đó là nợ vay tín chấp.
  • Bị các nhân viên thu hồi nợ của Ngân hàng quấy rối liên tục, bằng nhiều hình thức: Gọi điện, nhắn tin, khóa cửa nhà cho đến khi họ đã thu hồi hết số tiền nợ hoặc cho đến khi bạn chịu hợp tác bán tài sản. 
  • Nếu bạn làm hồ sơ vay vốn tăng thêm khi đang có nợ xấu: Bạn sẽ bị các Ngân hàng từ chối hồ sơ vay vốn của bạn.
  • Ảnh hưởng đến người thân: Người thân của bạn không làm hồ sơ vay vốn tại ngân hàng được do có liên quan đến nợ xấu của bạn, hoặc người thân của bạn thường xuyên bị Ngân hàng hoặc toà án gửi thông báo nhắc nợ, làm phiền

Đây cũng là những lo lắng và băn khoăn khi phải đối mặt với khó khăn này. Lúc này bạn sẽ tìm cách giải quyết hợp lý nhất nhưng chưa biết làm như thế nào. Vậy thì cùng Banker 247 tìm hiểu sâu thêm những thắc mắc về vấn đề nan giải này nhé!

2. Nên làm gì khi bị nợ xấu khách hàng cá nhân?

no xau ngan hang va cach xu ly 1

  • Bình tĩnh, tìm hiểu xem mình đang bị nợ nhóm mấy?

Nếu tình trạng nợ của bạn chưa đến nỗi bị liệt vào nhóm nợ xấu (từ nhóm 3 trở lên), mà chỉ bị quá hạn, hoặc nợ cần chú ý thôi, thì bạn nên thanh toán đầy đủ nợ (bao gồm cả gốc lẫn lãi) để tránh bị lịch sử nợ xấu. Vì nếu bị liệt vào nhóm nợ xấu rồi, rất khó để cứu vãn tình trạng.

Xem xét lại tình hình tài chính hiện tại của mình. Nếu việc vay vốn thêm hiệu quả thì chấp nhận vay thêm 1 khoản tiền của Ngân hàng, việc cần làm lúc này là thanh toán đầy đủ nợ của mình để không bị nhảy nhóm nợ xấu, và không bị lãi phạt nợ quá hạn.

Thậm chí vay thêm ngân hàng một khoản tiền chủ yếu để cầm cự đóng tiền nợ để chờ cơ hội bán tài sản được giá cao.

Bang phan loai no

                                                       Bảng phân loại nợ xấu theo nhóm

  • Trường hợp không biết rõ tình trạng nhóm nợ của mình hoặc không nhớ chính xác là mình bị trễ hạn bao nhiêu ngày, bạn có thể tự kiểm tra CIC, để xem mình bị liệt vào nợ nhóm mấy.

– Cách 1: Tra cứu thông qua website của CIC

           Bước 1: Truy cập địa chỉ https://cic.gov.vn/

Mở trình duyệt trên máy tính và truy cập vào website của CIC tại địa chỉ https://cic.gov.vn/, sau đó bấm ô Đăng ký ở góc trên bên phải (nếu chưa có tài khoản).

          Bước 2: Điền đầy đủ các thông tin cá nhân

Tiếp theo, bạn cần điền đầy đủ các thông tin cá nhân quan trọng, đơn cử như họ tên, ngày sinh, số điện thoại, số CMND/CCCD… Đối với mục Ảnh CMND/CCCD, người dùng phải chụp 3 bức ảnh gồm ảnh mặt trước, ảnh mặt sau và ảnh chân dung có kèm CMND/CCCD. Lưu ý, những mục đánh dấu sao (*) không được bỏ trống.

        Bước 3: Chờ kiểm tra thông tin  

Sau khi điền đầy đủ thông tin và hoàn tất đăng ký, bạn cần phải chờ vài ngày để CIC kiểm tra thông tin và xác thực tài khoản.

Nếu được phê duyệt, người dùng chỉ cần truy cập vào trang chủ của CIC và chọn Khai thác báo cáo trên thanh menu, sau đó đăng nhập bằng tài khoản tương ứng, làm theo các bước hướng dẫn để tra cứu nợ xấu.

– Cách 2: Tra cứu qua ứng dụng CIC Credit Connect trên điện thoại

Ngoài tra cứu trên website, Trung tâm Thông tin Tín dụng CIC còn hỗ trợ tra cứu nợ xấu qua ứng dụng CIC Credit Connect trên điện thoại. Các bước tra cứu thực hiện như sau:

            Bước 1: Tải ứng dụng CIC Credit Connect

Tải ứng dụng CIC Credit Connect cho điện thoại thông qua App Store hoặc Google Play. Sau đó, đăng ký một tài khoản miễn phí.

            Bước 2: Điền thông tin cá nhân

Điền các thông tin cá nhân để xác thực tài khoản, bao gồm họ tên, ảnh chụp CMND/CCCD…

            Bước 3: Chờ hệ thống kiểm tra và phê duyệt

Sau khi hoàn tất các bước trên, người dùng phải chờ vài ngày để CIC kiểm tra và phê duyệt, thời gian chờ có thể kéo dài từ 1-3 ngày, không tính thứ 7, Chủ nhật và các ngày lễ.

             Bước 4: Xem báo cáo

Khi đã được phê duyệt, truy cập vào mục Khai thác báo cáo, sau đó nhập lại mã OTP (được gửi về điện thoại) để xác thực lại.

Cuối cùng, người dùng bấm xem báo cáo để biết các thông tin liên quan đến điểm tín dụng và mức độ rủi ro, tổng số tiền còn đang nợ các tổ chức tín dụng/ngân hàng (nếu có), danh sách các tổ chức tín dụng còn đang nợ (nếu có)…

3. Nợ xấu có vay thế chấp được không?

no

Nợ xấu nhưng có thế chấp tài sản vẫn có thể cho vay. Nhưng trước hết, bạn cần phải cung cấp đầy đủ giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản như sổ hồng, sổ đỏ để Banker247 tiến hành định giá tài sản và so sánh với số tiền bạn muốn vay trả góp. 

  • Trong trường hợp khách hàng dính nợ xấu nhóm 1, nghĩa là đóng chậm từ 1 – 9 ngày thì vẫn có thể vay thế chấp ngân hàng mà không gặp khó khăn gì.
  • Đối với các khoản nợ nhóm 2, tức đóng chậm từ 10 – 30 ngày, vẫn sẽ có một số ngân hàng chấp nhận hỗ trợ khách hàng tuy nhiên điều kiện sẽ khó hơn:

Nếu nợ xấu là do vay thế chấp:

  • Chỉ chấp nhận nợ xấu thế chấp 1 tháng duy nhất, không được có trường hợp nợ xấu nhiều tháng liên tiếp, nghĩa là đã rơi vào nhóm 3.
  • Cần phải chứng minh được thu nhập ổn định để đảm bảo khả năng chi trả.
  • Cần phải chứng minh được lý do nợ xấu là khách quan hoặc không cố ý.
  • Tài sản thế chấp phải đẹp, hạn mức vay không quá cao so với tài sản.

Nếu nợ xấu là do vay tín chấp thì khả năng được duyệt sẽ cao hơn vì số tiền vay tín chấp thường không cao. Khách hàng chỉ cần tất toán ngay hồ sơ nợ xấu tín chấp sẽ được hỗ trợ.

Nợ xấu nhóm 3, 4, 5 là các khoản nợ xấu đã chậm trên 30 ngày thì lúc này sẽ KHÔNG CÓ ngân hàng nào đồng ý cho bạn vay thế chấp dù tài sản của bạn có lớn như thế nào.

Nếu tình trạng nợ của bạn chưa đến nỗi bị liệt vào nhóm nợ xấu (từ nhóm 3 trở lên), mà chỉ bị quá hạn, hoặc nợ cần chú ý thôi, thì bạn nên thanh toán đầy đủ nợ (bao gồm cả gốc lẫn lãi) để tránh bị lịch sử nợ xấu. Vì nếu bị liệt vào nhóm nợ xấu rồi, rất khó để cứu vãn tình trạng.

Xem xét lại tình hình tài chính hiện tại của mình. Nếu việc vay vốn thêm hiệu quả thì chấp nhận vay thêm 1 khoản tiền của Ngân hàng, việc cần làm lúc này là thanh toán đầy đủ nợ của mình để không bị nhảy nhóm nợ xấu, và không bị lãi phạt nợ quá hạn.

Thậm chí vay thêm ngân hàng một khoản tiền chủ yếu để cầm cự đóng tiền nợ để chờ cơ hội bán tài sản được giá cao.

Lưu ý: Nếu các doanh nghiệp gặp những vấn đề nan giải này, đang tìm cách giải quyết nhanh để đáp ứng được nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp thì việc lựa chọn một nơi để tin tưởng và đặt lòng tin cho để có thể hỗ trợ nhanh gọn trong các trường hợp khó như vậy là rất cần thiết.

III. Banker 247: Nghiệp vụ cao, tận tâm tư vấn, vay dễ dàng

13 1

Đến với Banker 247, quý khách hàng không phải lo về độ uy tín, Banker 247 đã kinh qua rất nhiều ngân hàng và các trường hợp vay phức tạp, chuyên tư vấn giải quyết các hoàn cảnh vay thế chấp khó với đội ngũ là các nhà lãnh đạo giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao. 

Cụ thể hơn, Banker 247 đã thẩm định và đưa ra tư vấn cho hàng trăm công ty và cá nhân vay vốn thành công tại các tổ chức ngân hàng lớn tại Việt Nam như: Vietcombank, Techcombank, Sacombank, OCB với vị trí giữ chức vụ 10 năm trong nghề.

17 1

Với sự tâm huyết trong nghề, hỗ trợ khách hàng bằng nghiệp vụ chuyên môn cao, Banker 247 giải quyết nhanh nhất và hài lòng cho khách hàng về tư vấn vay vốn thế chấp cũng như dịch vụ giải chấp, đáo hạn. 

Đặc biệt, với phương châm “Tư vấn bằng kiến thức chuyên môn cao và cái tâm của người làm Ngân hàng” luôn hỗ trợ khách hàng tư vấn qua điện thoại 24/7, thiết kế gói vay theo khả năng trả nợ của khách hàng để quý vị không còn băn khoăn, lo lắng sau nhiều lần bổ sung hồ sơ mà vẫn không thực hiện vay hiệu quả với tình hình tài chính của doanh nghiệp và cá nhân mình.

18

Quý khách hàng nếu đang gặp vấn đề về việc vay thế chấp ngân hàng, Banker 247 xin tư vấn miễn phí tận tình với các ưu điểm sau:

  • Lãi suất vay thấp nhất, hạn mức vay cao nhất và thời gian vay dài nhất
  • Tư vấn chuẩn bị hồ sơ vay đầy đủ và chi tiết, cam kết vay thành công 100%
  • Nhà quy hoạch, hẻm nhỏ, gần mộ đất nông nghiệp, cây lâu năm làm tới
  • Xử lý hồ sơ nợ xấu, hồ sơ bị thi hành án, phát mãi
  • Không ép buộc mua bảo hiểm

 IV. Các câu hỏi thường gặp

questions and concerns business layout e1635217198122

1. Vay thế chấp khác gì với cầm cố tài sản?

Theo quy định tại Điều 342 Bộ luật dân sự năm 2005, vay thế chấp sổ đỏ là một hình thức vay thế chấp, một bên cần vay vốn dùng tài sản thuộc sở hữu của mình cụ thể ở đây quyền sử dụng đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp.

Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Hoặc các bên cũng có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp. Theo định nghĩa ở trên, thế chấp tài sản khác với cầm cố tài sản ở chỗ:

  • Trong trường hợp cầm cố, bên cầm cố bên cầm cố phải chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố giữ
  • Trong trường hợp thế chấp, bên thế chấp được giữ tài sản thế chấp để tiếp tục khai thác, sử dụng.

2. Thủ tục vay ngân hàng thế chấp sổ đỏ gồm những giấy tờ gì?

  • Đơn đề nghị vay vốn ngân hàng cầm cố tài sản (theo mẫu riêng từng ngân hàng)
  • Hồ sơ pháp lý người vay: CMND; Hộ khẩu hoặc KT3; Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc độc thân
  • Hồ sơ tài chính: Xác nhận bảng lương của cơ quan; Hợp đồng lao động; Hợp đồng cho thuê; hợp đồng góp vốn…
  • Hồ sơ chứng nhận quyền sử dụng đất: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy bảo lãnh cầm cố bằng sổ đỏ tại ngân hàng của bên thứ 3 (nếu cần).

11

Rate this post
Có Thể Bạn Thích :

Các bài viết cùng chuyên mục

VietinBank cho vay trả nợ ngân hàng khác
Vợ nợ xấu chồng có vay ngân hàng được không
Lãi suất vay đáo hạn ngân hàng

Chúng tôi sẵn sàng
hỗ trợ 24/7

  • Dịch vụ chăm sóc khách hàng trực
    tuyến của Banker 247

    08.49.66.68.68
  • Quý khách có thể liên hệ
    với chúng tôi qua

    • zalo
    • facebook
    • mail

Đăng ký để được tư vấn nhanh nhất